1. Quản lý quy trình bán hàng
- Xử lý đơn hàng: Kiểm tra thông tin đơn hàng: mã sản phẩm, số lượng, giá cả, chính sách chiết khấu (nếu có), điều khoản thanh toán. Lập và kiểm tra hợp đồng mua bán, gửi cho khách hàng để xác nhận. Theo dõi từng giai đoạn trong quá trình hoàn thành đơn hàng: từ đặt hàng đến giao hàng. Phối hợp với kho và logistic để đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian và đủ số lượng, chứng từ đi.
2. Báo cáo và phân tích số liệu
- Báo cáo doanh số: Tổng hợp doanh số hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng từ bộ phận kinh doanh. Phân tích số liệu để đánh giá hiệu quả bán hàng, nhận diện các sản phẩm bán chạy và ít bán chạy.
- Hỗ trợ chiến lược kinh doanh: Chuẩn bị dữ liệu để hỗ trợ các quyết định chiến lược: lập kế hoạch khuyến mãi, xác định khách hàng mục tiêu. Đánh giá hiệu quả các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi.
3. Chăm sóc khách hàng và quản lý quan hệ
- Hỗ trợ trước và sau bán hàng: Trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin sản phẩm, báo giá nhanh. Giải quyết khiếu nại của khách hàng hoặc điều phối các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
- Theo dõi khách hàng cũ: Gửi email hoặc gọi điện chăm sóc định kỳ để duy trì mối quan hệ. Cung cấp thông tin về các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc các chương trình ưu đãi.
4. Liên kết nội bộ và điều phối
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh: Hỗ trợ lên lịch làm việc, sắp xếp các cuộc họp với khách hàng hoặc nội bộ. Cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết cho nhân viên kinh doanh.
- Phối hợp với các phòng ban khác: Làm việc với bộ phận kỹ thuật để kiểm tra tính khả thi của dự án. Phối hợp với tài chính-kế toán để kiểm tra thanh toán, đối chiếu công nợ. Liên lạc với hãng/NCC để đảm bảo hàng hóa vận chuyển đúng tiến độ.
5. Công việc hành chính hỗ trợ Quản lý hồ sơ, tài liệu: hợp đồng, hóa đơn, biên bản bàn giao. Cập nhật quản lý bán hàng, xử lý các giấy tờ liên quan đến bảo hành, bảo trì trong ngành cơ điện lạnh, nơi các hợp đồng bảo trì thường kéo dài.